Mắt Kính Mạnh Cường - Trọn Chữ Tín Vẹn Niềm Tin - Showroom 1: 14 Trần Đăng Ninh , P. Vĩnh Trại , TP. Lạng Sơn  - Showroom 2: 173 Trưng Nữ Vương , Q. Hải Châu , TP Đà Nẵng 

1.Các từ viết tắt trong đơn kính thuốc : 

Đơn kính thuốc là đơn kính cho bác sĩ nhãn khoa hoặc khúc xạ viên kê đơn. Đơn kính thuốc bao gồm các thông số về độ khúc xạ của mỗi bên mắt giúp nhân viên kỹ thuật thực hiện mài lắp kính chính xác mang lại tầm nhìn tốt cho người dùng. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc đơn kính thuốc đơn giản, dễ hiểu nhất.

Một số bác sĩ trong lĩnh vực nhãn khoa sẽ đơn giản hóa đơn kính thuốc bằng cách sử dụng các ký hiệu như LE là ký hiệu mắt trái và RE là ký hiệu mắt phải. Tuy nhiên, không phải bác sĩ nào, không phải phòng khám mắt nào cũng sử dụng ký hiệu này.

Có một số bác sĩ, phòng khám lại sử dụng từ viết tắt theo tiếng Latinh như OS (Oculus Sinister) là ký hiệu cho mắt trái còn OD (Oculus Dexter) là ký hiệu cho mắt phải.Trong đó oculus nghĩa là mắt, sinister nghĩa là trái, còn dexter nghĩa là phải. Còn khi đề cập đến một tình trạng liên quan đến cả hai mắt sẽ sử dụng ký hiệu OU (Oculus Uterque).

 Để thuận tiện và giúp cho bạn dễ nhớ, dưới đây là các ký hiệu thường gặp trong đơn kính thuốc mà bạn cần nắm được để có thể hiểu được nội dung trong đó :

- Right eye hoặc OD (mắt phải): sau đó là đến các thông số đo mắt phải và đơn kính thuốc cho mắt phải của bạn.

- Left eye hoặc OS (mắt trái): sau đó là các thông số đo mắt trái và đơn kính thuốc cho mắt trái của bạn.

- Sphere : là độ cầu của mắt thể hiện khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu độ cầu mang dấu trừ (-) có nghĩa là mắt đó bị cận thị, nếu độ cầu mang dấu cộng (+) có nghĩa là mắt đó bị viễn thị.

- Cylinder : là độ trụ của mắt, chỉ số này cho biết độ loạn của mắt và mang dấu trừ (-)thể hiện độ cận loạn ,mang dấu ( +) thể hiện độ viễn loạn

- Axis : là trục của độ loạn, chỉ khi bạn bị loạn thị mới thấy xuất hiện chỉ số này trong đơn kính thuốc.

- ADD (cộng thêm): đây là thị lực nhìn gần cũng còn được gọi là độ đọc sách bằng thị lực nhìn xa cộng thêm. Chỉ số này xuất hiện trong trường hợp mắt bị lão thị.

- Diopters : là đơn bị đo lường được sử dụng trong việc xác định công xuất quang học của kính.

- KCĐT là viết tắt của cụm từ “khoảng cách đồng tử”: đây cũng là một chỉ số quan trọng để cắt kính. Cắt kính cần đạt được sự đồng tâm của đồng tử và tâm của tròng kính, như thế mới cho thị lực rõ ràng nhất. Nếu như hai tâm này không trùng nhau sẽ có hiện tượng méo hình ảnh và không rõ ràng.

- VA : Thị lực sau khi thử kính 

- TLKK : Thị lực không kính 

2. Ví dụ đọc 1 đơn kính :

 

>> Đơn kính trên là :

Mắt phải : Độ cận thị là : -250D (diops); Độ loạn thị là -125D ; Trục của loạn thị là 16° ; Độ tăng thêm khi nhìn gần là + 100.

Mắt tráiĐộ viễn thị là :  +150D (diops) ; Độ loạn thị là -050D ; Trục của loạn thị là 175° ; Độ tăng thêm khi nhìn gần là + 100D

Khoảng cách đồng tử là 31+31 = 62mm

Với đơn kính trên khi dùng kính đa tròng hoặc 2 tròng thì tất cả các thông số kính để nhìn xa và nhìn gần đều nằm trên 1 tròng kính. Nhưng nếu dùng kính đơn tròng chỉ nhìn xa hoặc chỉ nhìn gần thì đơn kính được đọc như sau.

NHÌN XA : 

Mắt phải : Độ cận thị là : -250 diops ;  Độ loạn thị là : -125D ; Trục của loạn thị là : 16°

Mắt trái : Độ viễn thị là : +150 diops ; Độ loạn thị là : -050D ; Trục của loạn thị là:  175°

Khoảng cách đồng tử là 31+31 = 62mm

NHÌN GẦN :

Mắt phải độ cận thị là : -150 diops ; Độ loạn thị là : -125D ; Trục của loạn thị là : 16°

Mắt trái độ viễn thị là : +250 diops : Độ loạn thị là : -050D ; Trục của loạn thị là 175°

Khoảng cách đồng tử là 31+31 = 62-2 = 60mm

Lưu ý đây là đơn kính dành cho kính gọng không dùng cho kính áp tròng trong trường hợp này